Xu hướng tăng của thị trường Trung Quốc tiếp tục trong hôm nay, trong đó giá nguyên liệu thô tăng mạnh hơn, còn phôi Đường Sơn đi ngang. Tuy nhiên, đà tăng của giá có dấu hiệu chững lại sau một thời gian tăng nhanh.
Thị trường kỳ hạn Trung Quốc đa phần tăng nhẹ trong hôm nay: than mỡ (+1.3%), than cốc (+1.5%), quặng sắt (+1.3%), wire rod (+0.3%), thép cây (+0.3%), HRC (+0.6%), Inox đi ngang, Niken (-0.3%). Giá phôi xuất xưởng Đường Sơn đi ngang ở mức 3,630 NDT/tấn, đây cũng là mức cao nhất kể từ 2/8/2023.
Sản lượng phôi tiếp tục giảm xuống mức 955 nghìn tấn. Giá thép cây Thượng Hải cũng tăng 20 NDT/tấn. Giá quặng sắt nhập khẩu đến các cảng của Trung Quốc tiếp tục tăng lên mức 127.5 USD/tấn, giao dịch vẫn tích cực trong cuối tuần.
Giá than cốc vẫn tiếp tục đi ngang, tuy nhiên một số nhà máy đã điều chỉnh giá than tăng trở lại, giá than được kỳ vọng sẽ phục hồi trong tuần sau. Giá phế liệu khu vực Giang Tô tăng 10 NDT/tấn, khu vực Liêu Ninh tăng 20 NDT/tấn, còn lại đi ngang.
Giá các nguyên liệu thô tiếp tục tăng cao đã tác động tích cực đến giá thép, giá vẫn đa phần tăng trong cuối tuần. Trong hôm nay, có khoảng 6 nhà máy đã tăng giá thép xây dựng thêm 20-30 NDT/tấn.
Sản lượng sản phẩm thép tồn kho tại Trung Quốc đã giảm trong tuần thứ 5 liên tiếp, sản lượng tồn kho tại 29 khu vực trọng điểm ở mức hơn 8.7 triệu tấn, giảm hơn 303 nghìn tấn so với tuần trước, tương đương 3.35%.
Tỷ lệ công suất của các lò cao của các nhà máy trong tuần này đạt hơn 89%, giảm 1% so với tháng trước, các nhà máy vẫn đang hạn chế sản xuất để tránh tình trạng dư cung.
Kỳ vọng tăng của thị trường thép Trung Quốc trong tuần sau vẫn còn, nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi giá tăng vẫn chủ yếu dựa vào các chính sách vĩ mô và nhu cầu thực tế chưa cao.
Sau phiên đầu thầu Kanto, giá phế liệu nội địa của Nhật Bản tiếp tục giảm nhẹ, ảnh hưởng đến giá phế xuất khẩu. Ngược lại, giá HRC tại châu Âu tăng, giá phôi và thép cây ở Đông Nam Á cũng tăng, có thể kéo giá chào xuất khẩu của Việt Nam tăng theo.
Xu hướng tăng của thị trường Trung Quốc tiếp tục trong hôm nay, trong đó giá nguyên liệu thô tăng mạnh hơn, còn phôi Đường Sơn đi ngang. Tuy nhiên, đà tăng của giá có dấu hiệu chững lại sau một thời gian tăng nhanh.
Thị trường kỳ hạn Trung Quốc đa phần tăng nhẹ trong hôm nay: than mỡ (+1.3%), than cốc (+1.5%), quặng sắt (+1.3%), wire rod (+0.3%), thép cây (+0.3%), HRC (+0.6%), Inox đi ngang, Niken (-0.3%). Giá phôi xuất xưởng Đường Sơn đi ngang ở mức 3,630 NDT/tấn, đây cũng là mức cao nhất kể từ 2/8/2023.
Sản lượng phôi tiếp tục giảm xuống mức 955 nghìn tấn. Giá thép cây Thượng Hải cũng tăng 20 NDT/tấn. Giá quặng sắt nhập khẩu đến các cảng của Trung Quốc tiếp tục tăng lên mức 127.5 USD/tấn, giao dịch vẫn tích cực trong cuối tuần.
Giá than cốc vẫn tiếp tục đi ngang, tuy nhiên một số nhà máy đã điều chỉnh giá than tăng trở lại, giá than được kỳ vọng sẽ phục hồi trong tuần sau. Giá phế liệu khu vực Giang Tô tăng 10 NDT/tấn, khu vực Liêu Ninh tăng 20 NDT/tấn, còn lại đi ngang.
Giá các nguyên liệu thô tiếp tục tăng cao đã tác động tích cực đến giá thép, giá vẫn đa phần tăng trong cuối tuần. Trong hôm nay, có khoảng 6 nhà máy đã tăng giá thép xây dựng thêm 20-30 NDT/tấn.
Sản lượng sản phẩm thép tồn kho tại Trung Quốc đã giảm trong tuần thứ 5 liên tiếp, sản lượng tồn kho tại 29 khu vực trọng điểm ở mức hơn 8.7 triệu tấn, giảm hơn 303 nghìn tấn so với tuần trước, tương đương 3.35%.
Tỷ lệ công suất của các lò cao của các nhà máy trong tuần này đạt hơn 89%, giảm 1% so với tháng trước, các nhà máy vẫn đang hạn chế sản xuất để tránh tình trạng dư cung.
Kỳ vọng tăng của thị trường thép Trung Quốc trong tuần sau vẫn còn, nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi giá tăng vẫn chủ yếu dựa vào các chính sách vĩ mô và nhu cầu thực tế chưa cao.
Sau phiên đầu thầu Kanto, giá phế liệu nội địa của Nhật Bản tiếp tục giảm nhẹ, ảnh hưởng đến giá phế xuất khẩu. Ngược lại, giá HRC tại châu Âu tăng, giá phôi và thép cây ở Đông Nam Á cũng tăng, có thể kéo giá chào xuất khẩu của Việt Nam tăng theo.